Thế giới của những người hoạt động trong ngành Cảnh quan rất rộng lớn và đa dạng. Bất cứ ở đâu có một công trình được dựng lên, thì ở đó có những người làm cảnh quan tham gia. Từ khâu thiết kế, thi công đến việc bảo dưỡng các khu vườn và không gian xanh.
Mặc dù có một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiều người - đặc biệt là giới trẻ - không mấy quan tâm đến nghề cảnh quan và không xem đó là một sự lựa chọn để phát triển sự nghiệp của bản thân. Tuy nhiên, đây vẫn là một nhiệm vụ khó khăn cho bất cứ ai chưa được định hướng về ngành có thể đưa ra lựa chọn con đường sự nghiệp phù hợp để theo đuổi.
Liệu nghề Cảnh quan có phù hợp với bạn không, bạn sẽ thích nghề này chứ? - Bài viết này sẽ chia sẻ về các con đường mà bạn có thể chọn để phát triển trong ngành này, cũng như giúp bạn nhận ra con đường nào phù hợp với bạn.
Chúng tôi cho rằng, bài viết này sẽ hữu ích đối với những bạn đang còn đi học hoặc vừa mới tốt nghiệp và chưa xác định được hướng đi cho mình, cũng như cho những ai đang loay hoay trong giai đoạn đầu của sự nghiệp có thể tự tin đi tiếp hoặc rẽ sang một hướng mới phù hợp hơn trước khi quá muộn.

Những điều cần xem xét
Trước khi bắt đầu, bạn cần xem xét các yếu tố sau:
Sở thích của bạn
Nếu bạn hứng thú với cảnh quan, bạn sẽ luôn có thể duy trì được động lực và niềm vui thích để theo đuổi nghề này.
Kỹ năng của bạn
Những kỹ năng làm việc cần thiết luôn có thể được phát triển một khi bạn bắt đầu hành trình của mình trong ngành cảnh quan, tuy nhiên nếu bạn có sẵn một số kỹ năng nền tảng như viết và trình bày nội dung, tính toán, hoặc công nghệ thông tin... thì sẽ khiến quá trình trở nên dễ dàng hơn.
Giá trị của bạn
Điều gì mà bạn cho rằng là quan trọng nhất trong cuộc sống của mình? Tìm kiếm điều này trong công việc mà bạn lựa chọn sẽ giúp tạo ra mục tiêu cho công việc cũng như giúp bạn có thể theo đuổi nghề nghiệp lâu dài.
Xem xét những điều trên trong mối liên quan với nghề nghiệp đã chọn của bạn sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt hơn, vì vậy nếu bạn...
Đang tìm kiếm một nghề xứng đáng để theo đuổi.
Yêu thích làm việc ngoài trời với cây cỏ, tự nhiên và môi trường.
Sáng tạo hoặc có tính thực tế.
thì ngành Cảnh quan có thể là một lựa chọn đúng đắn cho bạn để theo đuổi.
Trong ngành này, luôn có những công việc phù hợp cho bạn. Nếu bạn vẫn chưa biết mình có thể làm gì, thì bạn có thể tham khảo bài viết 21 công việc gợi ý cho bạn lựa chọn trong ngành Cảnh quan hay xem đến phần dưới đây...

Những con đường phát triển sự nghiệp trong ngành Cảnh quan
Hiểu rõ về nhân cách của bạn có thể giúp bạn đưa ra một lựa chọn phù hợp một cách hoàn hảo để theo đuổi sự nghiệp của mình trong ngành Cảnh quan.
Những công việc cho người thích làm trực tiếp
Nếu bạn là một người thực tế, thích các công việc tay chân, luôn luôn di chuyển, thích giải quyết các vấn đề và yêu thích công việc ngoài trời - thì những công việc sau dành cho bạn:
- Nhân viên lắp đặt cảnh quan cứng.
- Nhân viên lắp đặt cảnh quan mềm
- Nhân viên bảo trì cảnh quan.
- Nhân viên sắp đặt và chăm sóc cây nội thất.
- Nhân viên phát triển sản phẩm ứng dụng ngành cảnh quan.
- Kỹ thuật viên cây xanh
- Kỹ thuật viên hệ thống tưới
- Kỹ thuật viên vận hành và bảo trì thiết bị làm vườn.
- Nhân viên chăm sóc sân cỏ.
- Nhân viên bảo dưỡng công viên.
Những công việc cho người thích tổ chức
Nếu bạn giỏi trong việc sắp xếp và tổ chức nhân sự, hàng hóa và luôn quan tâm đến chi tiết - thì những công việc sau dành cho bạn:
- Chuyên gia quản lý dự án cảnh quan.
- Chuyên viên khảo sát và đo đạc hiện trường.
- Chuyên viên giám định và định giá.
- Cố vấn an toàn và sức khỏe.
- Chuyên viên/tư vấn tuyển dụng
- Chuyên viên kiểm soát tài chính.
- Giám sát chất lượng.
- Chuyên viên mua hàng.
Những công việc cho người thích thiết kế
Nếu bạn là nghệ sỹ, giàu khả năng biểu đạt, yêu thích việc xây dựng, thiết kế và kiến tạo - thì những công việc sau dành cho bạn:
- Chuyên viên thiết kế cảnh quan.
- Kiến trúc sư cảnh quan.
- Nhiếp ảnh gia về cảnh quan
- Thợ điêu khắc sân vườn.
- Chuyên viên quảng bá và tryền thông trong lĩnh vực cảnh quan.
Những công việc cho người thích nghiên cứu
Nếu bạn là người tò mò, thích tìm hiểu và có cách thức tiếp cận vấn đề một cách khoa học - thì những công việc sau dành cho bạn:
- Chuyên viên lai tạo và nhân giống cây.
- Chuyên gia trị liệu (vật lý và tâm thần) dựa vào các hoạt động làm vườn.
- Chuyên gia thực vật học.
- Chuyên gia nghiên cứu khoa học nghề vườn.
- Nhà nghiên cứu lịch sử ngành cảnh quan.
- Nhà kinh tế học ngành cảnh quan.
- Nhà khoa học về đất.
Những công việc cho người thích tạo cảm hứng
Nếu bạn yêu thích việc truyền cảm hứng và dẫn dắt mọi người, phát triển các ý tưởng cũng như có tinh thần cạnh tranh - thì những công việc sau dành cho bạn:
- Giảng viên ngành làm vườn.
- Phóng viên/người viết bài về cảnh quan.
- Tình nguyện viên các dự án nhân đạo.
- Chuyên viên bán hàng.
- Quản lý trung tâm phân phối sản phẩm sân vườn.
- Chuyên viên tư vấn cảnh quan.
- Chuyên viên công nghệ thông tin và truyền thông.
Những công việc trên đây chỉ là những khởi đầu mà bạn có thể lựa chọn để theo đuổi. Bất cứ khi nào kỹ năng và kinh nghiệm của bạn đạt đến một mức độ nhất định, sẽ luôn có những hướng đi mới mà bạn có thể lựa chọn tiếp theo, ví dụ như: Đội trưởng, Quản lý, Giám đốc, Chủ doanh nghiệp...

Những câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi mọi người nói đến ngành Cảnh quan mà có thể chính bạn cũng đang gặp phải.
Chúng tôi nghĩ rằng, việc trả lời những câu hỏi này sẽ cung cấp thêm những thông tin cần thiết để bạn có thể tự tin lựa chọn con đường phát triển sự nghiệp của mình trong ngành Cảnh quan, cũng như để phản hồi những người đang hoài nghi về lựa chọn của bạn.
Thách thức chính để trả lời câu hỏi này là việc tách hình ảnh của người làm vườn chuyên nghiệp khỏi người đam mê làm vườn nghiệp dư.
Làm vườn nghiệp dư chỉ là một khía cạnh nhỏ của cảnh quan và thường chỉ là điểm khởi đầu. Những người làm việc trong ngành cảnh quan và những người làm vườn chuyên nghiệp là những cá nhân có tay nghề cao và tham gia vào nhiều khía cạnh bao gồm thi công và bảo trì trong các khu vườn tư nhân, khu thương mại và công viên.
Như những ngành khác, ngành cảnh quan cũng có các vai trò cao hơn như Quản lý cảnh quan, Giám đốc điều hành, nhà phát triển kinh doanh, nhà sản xuất sản phẩm, kiến trúc sư, nhà thiết kế và nhà thực vật học, và đó chỉ là một vài cái tên được nhắc đến trong vô vàn những vị trí khác.
Theo một khảo sát được thực hiện trên nhóm Facebook Việc làm ngành Cảnh quan vào năm 2020, mức lương đầu vào hầu hết mọi người giao động từ 5-8tr đồng/tháng. Cùng với kinh nghiệm và các thành tựu được ghi nhận, mức lương sẽ nhanh chóng được tăng dần cùng với trách nhiệm vị trí mà bạn đảm nhận hoặc mức độ gia tăng doanh số.
Giống như những ngành công nghiệp khác, những người làm việc chăm chỉ, có thái độ tốt, và mức độ cam kết với công việc cao - sẽ luôn được trao cho những cơ hội để phát triển trong sự nghiệp.
Luôn có những cơ hội để những người làm trong ngành cảnh quan phát triển lên những vị trí cao hơn như giám sát, quản lý dự án, hay thậm chí là đối tác kinh doanh. Thậm chí, nếu bạn lựa chọn làm việc cho chính bản thân mình, bạn vẫn có thể có những cơ hội kiếm được thu nhập cao hơn.
Bạn nghĩ sao về bài viết này với tư cách là một người làm việc trong ngành Cảnh quan? Bạn có sẵn sàng chia sẻ bài viết với những người có chung mối quan tâm để họ có thể tự tin đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho mình? Hãy để lại phản hồi bên dưới về những suy nghĩ của bạn nhé.