Cây Gõ mật có tên khoa học là Sindora siamensis thuộc họ Đậu (Fabaceae). Đây là cây bản địa của vùng ĐB Sông Cửu Long nhưng ít thấy , có mọc rải rác ở vùng Tri Tôn (An Giang); tôi có thấy các cây lớn đường kính thân cây 0,7-1m ở Kiên Giang, Sóc Trăng và Cần Thơ. Cây thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau, cây có tốc độ sinh trưởng chậm nhưng khả năng chịu hạn và gió bão tốt, chịu được ngập ngắn hạn; khả năng tái sinh bằng chồi và hạt cao. Theo tôi, cây Gõ mật rất thích hợp để trồng làm cây xanh đường phố và các khu vực công cộng khác vì cây rất ít bị đổ ngã khi mưa bão và phù hợp để cắt tỉa khống chế tàn; nhưng hiện nay Gõ mật vẫn chưa được sử dụng nhiều trong hệ thống cây xanh đô thị. Kinh nghiệm thực tế cho thấy cây thích nghi tốt với điều kiện đất thấp và có mùa nước nổi hàng năm như ở TP. Cần thơ, và chịu được giông gió khá tốt.
Ở các vùng nước lợ hay rừng ngập mặn còn có cây Gõ biển, trông rất giống Gõ mật nhưng kích thước cây thường nhỏ hơn, vỏ quả không có gai nhọn như vỏ quả Gõ biển. Tôi chưa khẳng định được Gõ biển và Gõ mật là 2 loài khác nhau hay gõ biển là phân loài của Gõ mật. Có tài liệu ghi Gõ biển có tên khoa học là Sindora maritima, nhưng cũng có tài liệu cho là Sindora siamensis var. maritima.

Hình ảnh tổng quát dạng cây, hoa, lá và quả của cây Gõ mật


Cây Gõ mật được chụp tại TP. Hồ Chí Minh

Cây Gõ mật được chụp ở Sóc Trăng