Trong một thế giới kinh doanh đầy biến đổi và không chắc chắn, việc sử dụng mô hình PEST là một phần quan trọng của việc phát triển chiến lược kinh doanh. Vậy, bạn đã sẵn sàng áp dụng nó để tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và đảm bảo sự bền vững?

Mô hình PEST là gì?
Mô hình PEST là một mô hình phân tích các yếu tố bên ngoài, trong đó “P” (Politics) đại diện cho tình hình Chính trị, “E” (Economic) là kinh tế , “S” (Social) cho xã hội và “T” (Technology) là công nghệ . Phân tích PEST mô tả một bộ khung gồm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến việc quản lý chiến lược của một doanh nghiệp.
4 yếu tố này tác động trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp phải chịu các yếu tố bên ngoài này tác động vào một cách khách quan. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và phân tích chúng để đưa ra được các chiến lược, chính sách phù hợp với sự phát triển của họ.
Lợi ích của mô hình PEST
Môi trường kinh doanh thay đổi có thể tạo ra những cơ hội tuyệt vời cũng như những mối đe dọa đáng kể tới công ty của bạn. Do vậy, việc phân tích này giúp bạn xác định được các yếu tố bên ngoài. Mà có khả năng là cơ hội hoặc thách thức đối với doanh nghiệp của bạn.
Để hiểu thêm về cơ hội, thách thức bạn cũng nên tham khảo bài viết về Mô hình SWOT
Điều này giúp bạn hiểu được bạn đang phải đối mặt với những thay đổi cốt lõi nào. Và từ đó tận dụng được các cơ hội khi chúng xuất hiện. PEST thực sự phù hợp khi bạn bắt đầu việc kinh doanh ở một lĩnh vực mới, hoặc địa điểm mới.
Nguồn gốc, tác giả mô hình PEST
Đầu năm 1960, mô hình PEST (Political, Economic, Social and Technological analysis) được xây dựng và áp dụng vào thực tiễn nhằm phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô trong quản trị chiến lược tổ chức.
Aguilar (1967) là người đầu tiên nghiên cứu về các công cụ và kĩ thuật trong phân tích môi trường vĩ mô ở bốn yếu tố: kinh tế, kĩ thuật, chính trị và văn hóa xã hội với tên gọi ban đầu là ETPS (Economic, Technological, Political, and Social environment).
Sau đó Arnold Brown xây dựng lại thành STEP (Strategic Trend Evaluation Process), mang ý nghĩa về cách thức đánh giá các xu hướng mang tính chiến lược.
Tuy nhiên, cho tới những năm 1970, mô hình PEST mới thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà quản trị chiến lược, các doanh nghiệp, thông qua những tác động của nó tới hiệu quả của công tác đảm bảo các chiến lược môi trường.
Các biến thể của mô hình PEST
Ngoài cách phân tích PEST thành 4 loại môi trường như ở trên, mô hình này còn được mở rộng thành một số mô hình khác tùy từng nhu cầu áp dụng. GoSELL đưa ra các biến thể chính của mô hình PEST gồm:
PESTLE/ PESTEL bao g
- ồm các môi trường: chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, luật pháp, môi trường.
- STEEPLE bao gồm các môi trường: Xã hội / nhân khẩu học, công nghệ, kinh tế, môi trường, chính trị, luật pháp, đạo đức.
- PESTLIED bao gồm các môi trường: chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, luật pháp, quốc tế, môi trường, nhân khẩu học.
- SLEPT bao gồm các môi trường: Xã hội, luật pháp, kinh tế, chính trị, công nghệ.
Trong đó:
Môi trường pháp lý: gồm các yếu tố về pháp luật như luật phân biệt đối xử, luật liên quan tới người tiêu dùng, luật chống độc quyền, luật lao động, y tế và pháp luật về an toàn. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, chi phí sản xuất và nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đó.
Môi trường tự nhiên: gồm các yếu tố như thời tiết, biến đổi mùa, vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên … có tác động trực tiếp đến các ngành như du lịch, chăn nuôi, bảo hiểm …Hơn nữa, nhận thức về tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới hoạt động của công ty và các sản phẩm mà họ cung cấp.
Yếu tố nhân khẩu học (demography): liên quan đến giới tính, tuổi, dân tộc, tín ngưỡng, thói quen tiêu dùng, thu nhập … tác động đến cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Xã hội (Society): gồm các yếu tố liên quan đến văn hóa, phong tục tập quán, thói quen của người tiêu dùng, qua đó có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường quốc tế (International): gồm các biến động của nền kinh tế và chính trị thế giới, các hiệp ước thương mại, các khối hiệp định chính phủ, các tổ chức phi chính phủ … cũng đều có tác động đến nền kinh tế một quốc gia và đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mô hình PEST là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp đánh bại thách thức và tận dụng cơ hội từ môi trường bên ngoài. Bằng cách sử dụng nó một cách thông minh, bạn có thể xây dựng chiến lược kinh doanh mạnh mẽ và đạt được sự thành công trong môi trường kinh doanh đang thay đổi liên tục.