Trong thế giới kinh doanh đa dạng và cạnh tranh, ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới. Branding Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng một thương hiệu độc đáo và tạo nên tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong lòng người tiêu dùng. Hãy cùng nhau khám phá về quyền năng của Branding Marketing và tầm ảnh hưởng mà một thương hiệu đáng nhớ có thể mang đến.
Branding Marketing là gì?
Brand Marketing (Tiếp thị thương hiệu) là chiến lược quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua thương hiệu nói chung. Nói một cách dễ hiểu hơn, nó kể một câu chuyện về sản phẩm/dịch vụ bạn bằng cách nhấn mạnh toàn bộ thương hiệu của bạn trong câu chuyện đó.
Vai trò của Branding Marketing đối với doanh nghiệp như thế nào?
Hiện nay Branding Marketing đóng vai trò vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp, thậm chí nhiều doanh nghiệp lớn còn lập ra một đội ngũ riêng để có thế xây dựng chiến lược và kết hợp cùng các bộ phận khác như Digital Marketing, Content Marketing,... nhằm mục đích phát triển thương hiệu của sản phẩm.
Những doanh nghiệp lớn thường sẽ tập trung phát triển Branding Marketing theo từng dòng sản phẩm. Mỗi dòng sản phẩm sẽ có những Branding Marketing riêng, nhưng chung quy lại thì điều sẽ hướng về một thương hiệu chung. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lòng ghép giữa lồng ghép giữa thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp.
Bạn có thể tham khảo các doanh nghiệp đã thực hiện thành công các chiến lược Branding Marketing hiện nay như: Apple, Nike, McDonalds,...

Xây dựng Branding Marketing trong 5 bước đơn giản
Branding Marketing là một chiến lược không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp lớn mà ở bất kỳ thương hiệu nào, bất kỳ quy mô mô nào, thì đều có thể thực hiện được một cách hiệu quả. Dưới đây là các bước gợi ý để có thể giúp bạn xây dựng được một chiến lược Branding Marketing
1. Hiểu được mục đích thương hiệu của bạn
Đầu tiên phải hiểu được lý do tại sao thương hiệu của bạn tồn tại đó là điều cốt lõi trong chiến lược tiếp thị thương hiệu. Để làm được điều đó bạn có thể đặt ra cho mình những câu hỏi để xác định được mục đích thương hiệu
Đối tượng mục tiêu của bạn là ai?
Tại sao họ phải tin thương hiệu của bạn?
Thương hiệu của bạn khiến họ cảm thấy những gì?
Thách thức của thương hiệu của bạn là gì? Thách thức nào cần giải quyết?
Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?
Câu chuyện của thương hiệu bạn là gì?
Ở bước này bạn sẽ xác định được thương hiệu trông như thế nào. Điều này có nghĩa là bạn đã chọn được bảng màu, kiểu chữ và hình ảnh thương hiệu của bạn.
2. Nghiên cứu thị trường mục tiêu của thương hiệu
Hiểu được khách hàng là nắm rõ được tính cách của khách hàng. Tính cách của khách hàng là bức tranh tổng thể toàn diện nhất của người mua hàng (Customer Insight). Nó sẽ giúp bạn tạo ra một kết nối dễ dàng hơn so với người dùng.
Ví dụ như: Nếu thương hiệu của bạn đang bán điện thoại,....thì khi xây dựng tích cách của khách hàng, bạn cần đặt ra cho mình những câu hỏi như:
Độ tuổi của khách hàng là bao nhiêu?
Họ sống ở đâu?
Nghề nghiệp của họ là gì?
Họ làm gì mỗi ngày?
Nền tảng giáo dụng của khách hàng là gì?
Lần mua gần nhất của khách hàng là gì?
Khách hàng thường mua sắm ở đâu?
Họ cần sản phẩm dịch vụ gì của bạn?
3. Xác định được câu chuyện và đưa ra thông điệp
Bạn có thể truyền tải được câu chuyện thương hiệu của mình bằng cách tạo ra thông điệp. Câu chuyện thương hiệu của bạn khi tạo ra sẽ kết nối được khách hàng mục tiêu, tạo sự trung thành và giúp dễ dàng nhớ lại thương hiệu. Vì thế hãy dành thời gian để có thể tạo ra một câu chuyện thật thú vị và hấp dẫn có tất cả các yếu tố bao gồm như xây dựng một cuốn tiểu thuyết, một bộ phim,....
Đối với Branding Marketing thì câu chuyện của bạn không cần quá kịch tính, nó có thể chỉ đơn giản như một điểm nhấn gây được sự thu hút, sự chú ý của thị trường, sau đó để khách hàng trở thành một phần của câu chuyện của bạn bằng cách cho họ tương tác với thương hiệu.
4. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
Cũng như bạn tìm hiểu về tính cách của khách hàng, thì việc tìm hiểu đối thủ của bạn cũng không kém phần quan trọng. Theo nghiên cứu chung, thì nếu bạn có thể phân tích kỹ hơn về đối thủ, xác định xem thương hiệu của bạn khác biệt như thế nào với họ. Sau đó tập trung vào sự khác biệt đó để có thể xây dựng một thông điệp tiếp thị của bạn, từ đó có thể tạo được một thương hiệu độc quyền.
Ví dụ như đối thủ của bạn nổi tiếng với giá thành rẻ nhất, mà thương hiệu của bạn thì chú trọng vào chất lượng. Vì thế bạn có thể tập chung vào lý do tại sao chất lượng lại quan trọng hơn giá cả trong câu chuyện, trong thông điệp của bạn.
5. Tạo được các nguyên tắc thương hiệu
Khi bạn đã hiểu được thương hiệu và khách hàng của mình thì bước tiếp theo của Branding Marketing hãy nghĩ về cách kết nối họ trong các hoạt động tiếp thị của bạn như: SEO, Social Media Marketing, Email Marketing, Mobile Marketing,...
Nguyên tắc thương hiệu của bạn sẽ bao gồm: logo, màu sắc, phông chữ, giọng nói,...Nó có thể giúp bất kỳ nhà thiết kế và các Marketer kể về câu chuyện, truyền tải thông điệp của bạn một cách tốt nhất có thể, cũng như đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu.
Xây dựng chiến lược Branding Marketing hiệu quả với GoSELL
Khi xây dựng chiến lược Branding Marketing bạn phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau như: Tối ưu quy trình SEO, theo dõi đánh giá hiệu quả hoạt động của chiến dịch, xây dựng quy trình Marketing, truyền thông sản phẩm / dịch vụ / thương hiệu,… Và để tối ưu các công việc này mà vẫn đảm bảo được hiệu quả tốt nhất thì bạn cần phải ứng dụng công nghệ vào quá trình xây dựng chiến lược Branding Marketing.
GoSELL mang đến hàng loạt công cụ Marketing giúp phân tích hiệu quả
Google Analytics: Xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (trên cả website và app).
Google Tag Manager: Giúp doanh nghiệp đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online (Website và App) một cách dễ dàng.
Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.
Google Smart Shopping: Cho phép thiết lập quảng cáo mua sắm trên Google dễ dàng và nhanh chóng với Google Smart Shopping.
Phân tích báo cáo: Dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định.
Sức mạnh tạo dựng của Branding Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và tạo ra sự khác biệt độc đáo. Chỉ khi có một chiến lược branding chặt chẽ, doanh nghiệp mới có thể nổi bật và thu hút sự quan tâm của khách hàng. Hãy tận dụng sức mạnh của Branding Marketing và định hình thương hiệu thành công trong kinh doanh.