
Chào bạn, bài đăng về 13 nhóm kỹ năng cần thiết cho mọi công việc này là kết quả của việc tham khảo các tài liệu định hướng nghề nghiệp cũng như từ kinh nghiệm làm việc của bản thân mình trong gần 15 năm. Mình hy vọng nó sẽ giúp bạn đánh giá được những kỹ năng nào bản thân cần phát triển, hoặc xây dựng chương trình đào tạo cho đội ngũ nhân viên nhằm đảm bảo các công việc có thể được thực hiện trôi chảy. Cùng xem 13 nhóm kỹ năng đó là gì nhé.
1. Xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bản thân
- Đảm bảo các sở thích cá nhân phù hợp với công việc.
- Đảm bảo năng lực cá nhân phù hợp với công việc
- Xác định được các mục tiêu ngắn hạn trong công việc
- Đảm bảo có thái độ ứng xử phù hợp với tính chất của công việc.
- Đảm bảo phong cách cá nhân phù hợp với đặc điểm công việc.
- Đảm bảo tình trạng thể chất phù hợp với yêu cầu của công việc.
- Biết được các thông tin cần thiết liên quan đến công việc thông qua các nguồn tư vấn.
- Không sử dụng các chất gây nghiện và chất kích thích bị cấm.
2. Tìm kiếm và ứng tuyển các cơ hội làm việc phù hợp
- Xác định được những công việc phù hợp với bản thân.
- Biết rõ các yêu cầu cụ thể của công việc.
- Xác định được những nguồn cung cấp thông tin tuyển dụng.
- Chuẩn bị hồ sơ cá nhân.
- Chuẩn bị cho phỏng vấn.
- Xác định các điều kiện để được tuyển dụng
- Đánh giá cơ hội việc làm.
- Xác định các bước cần thiết để ứng tuyển công việc.
- Viết thư xin việc.
- Viết thư phản hồi sau phỏng vấn.
- Hoàn thành biểu mẫu ứng tuyển theo quy định riêng của từng đơn vị tuyển dụng.
- Xác định trang phục và ngoại hình phù hợp khi thực hiện phỏng vấn.
3. Chấp thuận công việc
- Phản hồi lại với đề nghị tuyển dụng của công ty.
- Thực hiện các quy trình cần thiết để đảm bảo việc kê khai và đăng ký các loại bảo hiểm lao động.
- Thực hiện các quy trình cần thiết để đảm bảo việc kê khai và đăng ký mã số thuế và thu nhập cá nhân.
- Hoàn tất các thủ tục khác theo quy định riêng của từng công ty.
4. Giao tiếp tại nơi làm việc
- Giao tiếp hiệu quả bằng miệng với người khác.
- Giao tiếp qua điện thoại.
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể.
- Giao tiếp bằng văn bản.
- Thực hiện các yêu cầu bằng văn bản.
- Đặt câu hỏi đối với các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ.
5. Nắm bắt các vấn đề liên quan đến tài chính của công việc
- Hiểu rõ vai trò kinh doanh trong hệ thống tài chính.
- Xác định trách nhiệm tài chính của nhân viên.
- Xác định trách nhiệm tài chính của quản lý hay đơn vị tuyển dụng.
- Tìm hiểu các cơ hội và lựa chọn liên quan đến trách nhiệm kinh doanh của bản thân.
- Đánh giá các năng lực phát triển kinh doanh.
6. Duy trì sự chuyên nghiệp
- Tham gia vào các chương trình định hướng công việc của đơn vị tuyển dụng.
- Đánh giá về hình ảnh, sản phẩm và/hoặc dịch vụ của công ty.
- Xác định các hành vi tích cực.
- Xác định được các tiêu chuẩn về ngoại hình và trang phục của công ty.
- Tham gia vào các cuộc họp với thái độ tích cực và xây dựng.
- Xác định được các thuật ngữ liên quan đến công việc
- Xác định được cách ứng xử tôn trọng đối với người khác.
7. Thích ứng với sự thay đổi.
- Xác định các yếu tố của quá trình thay đổi công việc
- Xây dựng kế hoạch chuyển đổi.
- Xác định các quy trình thực hiện cho việc chuyển đổi.
- Đánh giá kế hoạch chuyển đổi.
- Thể hiện khả năng quản lý tình trạng căng thẳng (stress)
- Xác định các yêu cầu cần thiết cho việc thay đổi hoặc ngừng công việc.
- Viết đơn xin thôi việc.
8. Giải quyết vấn đề và tư duy phản biện
- Xác định vấn đề cốt lõi.
- Làm rõ mục đích và mục tiêu.
- Xác định giải pháp và tác động của chúng.
- Sử dụng các kỹ năng phân tích.
- Đánh giá các khả năng.
- Xác định ưu tiên.
- Lựa chọn và triển khai giải pháp để giải quyết vấn đề.
- Đánh giá kết quả của phương pháp đã triển khai.
- Phân chia công việc
- Đánh giá trách nhiệm của nhân viên và người tuyển dụng trong việc xử lý vấn đề.
9. Duy trì môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.
- Nắm vững các quy tắc/quy trình về an toàn và sức khỏe.
- Hiểu rõ về các trang thiết bị tại nơi làm việc.
- Nắm vững các phương pháp thực hành và quy định liên quan đến việc bảo tồn và môi trường.
- Hành động trong các trường hợp khẩn cấp.
- Duy trì sự an toàn và vệ sinh nơi làm việc.
- Xác định các vật chất nguy hiểm tại nơi làm việc.
10. Thể hiện hành vi và đạo đức nghề nghiệp
- Nắm rõ các luật, quy định và quy tắc đã được ban hành.
- Thực hành việc tối ưu các chi phí.
- Thực hành việc quản lý thời gian hiệu quả.
- Nhận thức trách nhiệm trong các quyết định và hành động.
- Thể hiện sự tự hào với công việc
- Thể hiện tinh thần sáng tạo.
- Thể hiện khả năng quyết đoán.
- Thể hiện khả năng sẵn sàng học hỏi.
- Xác định được giá trị của việc duy trì tính chuyên cần.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức.
11. Năng lực công nghệ.
- Thể hiện được kỹ năng soạn thảo cơ bản.
- Biết được các kiến thức tin học và máy tính cơ bản.
- Xác định được các ảnh hưởng của việc thay đổi công nghệ đến nhiệm vụ và con người.
12. Duy trì các mối quan hệ cá nhân
- Tôn trọng sự khác biệt.
- Đáp lại các lời khen hoặc chỉ trích
- Đưa ra các lời khen hoặc chỉ trích có tính xây dựng.
- Kiểm soát cảm xúc.
- Giải quyết xung đột.
- Thể hiện thái độ tích cực.
- Nhận diện và phản ứng lại đối với các trường hợp quấy rối hoặc đe dọa tình dục.
13. Làm việc nhóm
- Xác định phong cách lãnh đạo được sử dụng trong làm việc nhóm.
- Phân phối công việc của nhóm phù hợp với năng lực của mỗi thành viên.
- Làm việc cùng các thành viên.
- Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
- Đánh giá kết quả làm việc.
Trên đây mình chỉ liệt kê tóm tắt 13 nhóm kỹ năng cần thiết cho mọi công việc, nếu đi sâu vào phân tích từng kỹ năng sẽ có thêm rất nhiều điều để chia sẻ. Bạn nghĩ sao về danh sách này? Bạn có điều gì cần tìm hiểu hoặc chia sẻ thêm với mọi người không? Hãy để lại bình luận bên dưới và mình cùng thảo luận thêm nhé.